DỤNG CỤ THỂ DỤC - THỂ HÌNH - THỂ THAO ZOKO SPORT !

Tổng hợp các kỹ thuật nhảy cao giúp bạn có thành tích tốt

Tác giả: Nguyễn Nhung Ngày đăng: 24/06/2022

Bạn đang đi tìm cho mình các kỹ thuật nhảy cao chuyên nghiệp, bài bản? Bạn bắt đầu tìm hiểu những thông tin về bộ môn nhảy cao nhưng chưa biết phương hướng đi như thế nào cũng như chưa biết rõ về các kỹ thuật dành cho bộ môn nhảy cao này thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của Zoko Sport nhé.

Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu mua các dụng cụ thể thao trường học phục vụ cho tập luyện và thi đấu các môn nhảy cao, hãy ghé Zoko Sport nhé!

1. Cách nhảy cao với xà điêu luyện từ điểm giậm nhảy

Với nhiều người bộ môn nhảy xà cần phải xác định được điểm giậm nhảy thì mới có thể nhảy xa hơn được. Để xác định được điểm giậm nhảy chính xác thì người tập cần đứng thẳng, mặt, thân quay chếch vào 1/3 độ dài của xà đồng thời chân lăng đua sang ngang còn tay chạm nhẹ vào xà. Nếu chân lăng ra trước lên cao chân lăng chạm vào xà thì tốc độ chạy quà quá lớn.

Cách nhảy cao với xà điêu luyện từ điểm giậm nhảy

Cách nhảy cao với xà điêu luyện từ điểm giậm nhảy

Và hơn nữa, điểm giậm nhảy hợp lý là chân lăng, lăng ra trước lên cao không chạm xà và cách xà khoảng 0.10m là hợp lý. Do đó điểm chạm đất của bàn chân chính là điểm giậm nhảy. Khi nhảy càng xa càng cao thì điểm giậm nhảy càng ở xa hơn so với xà.

2. Tổng hợp các kỹ thuật nhảy cao giúp bạn đạt kết quả cao

Nếu bạn đang đi tìm cho mình những cách học nhảy cao tốt nhất thì bạn bạn hãy áp dụng những kỹ thuật đã được Zoko Sport tổng hợp dưới đây:

2.1. Tìm hiểu kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng

2.1.1. Giai đoạn chạy đà

Chạy lấy đà luôn là giai đoạn quan trọng của bước nhảy cao với tư thế nằm nghiêng. Khi thực hiện những bước chạy bạn cần phải xác định bạn đang chạy bước lẻ hay bước chẵn. Trong trường hợp bạn bước chẵn thì bạn cần chạy khoảng 6 đến 8 bước. Còn trường học bạn chạy lẻ thì bạn nên chạy từ 7 đến 11 bước. Mỗi bước sẽ tương đương với độ dài vủa 5 đến 6 bước chạy liên tiếp. Góc nghiêng từ 30 đến 40 độ sẽ được tính từ thanh xà đến số bước nhảy khi bạn dthuwjc hiện cú đá, chân phải của bạn phải ở phía bên phải của thanh xà và từ hướng nhìn vào thanh xà. Giai đoạn chạy đà gồm 3 bước:

- Bước đầu tiên của chạy đà: Bước chân của bạn được bước về phía trước cùng tốc độ nhanh dần lên. Khi bạn chạm đất thì hãy nhớ chạm vào gót chân và tiếp đến bạn tiếp tục đưa chân lăn về trước và bắt đầu thực hiện động tác lấy đà tiếp theo.

- Chạy đà bước 2: Bước chạy đà này cũng được coi là dài nhất trong 3 bước chạy lấy đà. Khi thực hiện bước đà này bàn chân đá lăng của bạn cũng được đưa về phía sau lúc chạm đất. Không những thế, thân của bạn cũng ở tư thế thẳng đứng không ngả vai về phía sau hay là kết thúc. 

- Chạy đà bước 3: Bạn nên đặt chân đúng với điểm quy định của giậm nhảy. Các bước di chuyển cuối cùng nên ngắn hơn 2 bước một chút. Chân giậm nhảy cũng phải được đặt ngay ở vị trí giậm nhảy còn chân lăng phải cong về phía sau. Hơn nữa thân và vai của bạn hơi ngả ra sau một chút, đầu và cổ thì hướng về trước.

2.1.2. Giai đoạn giậm nhảy

Giậm nhảy đóng vai trò quan trọng nhất trong bài nhảy cao. Do đó, bạn cần phải biết cách phối hợp các động tác một cách nhịp nhàng, hài hòa trong quá trình thi đấu. 

Khi bạn kết thúc bước chạy đà thì bàn chân giậm nhảy cũng sẽ ở vị trí cần nhảy và chân cũng phải hơi khuỵu gối mới đúng kỹ thuật nhảy cao cần có. Tiếp đến bạn dồn lực về phía chân sẵn sàng thực hiện những cú giậm nhảy. Sau đó bạn đá chân về phía trước và chủ động dùng sức ở đùi cùng sự linh hoạt ở khớp háng đá chân lên.  Tay của bạn lúc này cần phải được kết hợp với chân đá lăng rồi đánh 1 vòng xuống dưới đưa lại hướng lên cao. 

Xem thêm >> Psychopath là gì?

2.1.3. Giai đoạn bay người trên không

Bạn sẽ thực hiện cú nhảy cao của mình từ mặt đất đây được gọi là giai đoạn trên không. Với giai đoạn này bạn cần nhanh chóng co chân lên cao rồi bật nhảy kết hợp với việc vung mũi chân đá theo hướng của thanh xà và tạo tư thế cho cơ thể nằm nghiêng cùng với xà đơn.

2.1.4. Giai đoạn tiếp đất

Để chủ động tiếp đất ngay khi cơ thể nằm nghiêng về thanh xà, chân nhảy của bạn được duỗi thẳng ra. Hãy nhớ rằng từ khi đá đến khi bắt đầu pha tiếp đất điều quan trọng là bạn cần phải tích cực sử dụng chân để giảm nguy cơ chấn thương.

Tìm hiểu kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng

Tìm hiểu kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng

2.2. Kỹ thuật nhảy kiểu úp bụng

2.2.1. Giai doạn chạy đà

Bạn cần phải đạt được kết quả tốt nhất khi chạy. Chạy tăng dần tốc độ đừng quên tạo hiowngs chạy cũng như là hướng của xà. Bnạ nên để góc từ 30 - 40 độ. Ngoài ra, bạn cũng hãy điều chỉnh cơ thể thật linh hoạt.

2.2.2. Giai đoạn giậm nhảy

Chân không thuận nên được chọn là chân giậm nhảy và ngược lại. Hướng nhảy cũng sẽ cùng hướng với chân và nếu bạn chọn nhảy bằng chân phải thì nên chọn cùng hướng. Khi bạn đưa chân lăng bạn nên thay đổi trọng tâm của cơ thể và đẩy chân của bạn lên trên nhằm vượt qua được xà.

2.2.3. Bay người trên không

Khi ở trên không bạn cần phải điều chỉnh cơ thể thật khéo léo. Bnj cần có độ mềm dẻo để các bộ phận của cơ thể không chạm  vào thanh xà. Thực hiện đúng kỹ thuật nhảy cao úp bụng cũng sẽ giúp bạn vượt xà đơn một cách thuận lợi nhất.

2.2.4. Tiếp đất

Chân lăng sẽ được là chân tiếp đất trước, chân nhảy xuống đất sau. Điều quan trọng nữa là bạn cần phải thực hiện đúng với quy trình để không bị xảy ra chấn thương.

Kỹ thuật nhảy kiểu úp bụng

Kỹ thuật nhảy kiểu úp bụng

2.3. Kỹ thuật nhảy cao lưng qua xà

2.3.1. Chạy đà

Bạn nên thực hiện chạy đà từ 7 đến 13 bước. Trước khi bạn thực hiện bạn hãy đo đà xem đã đúng hay là chưa? Sau khi xác định được đà thì bạn hãy chọn chân thuận để giậm nhảy. Chân này sẽ được đặt trước chân không thuận sẽ được đưa ra phía sau. Động tác chạy đà hiệu quả nhất trong bài nhảy  cao lưng xà là cùng chiều với phần chân lăng. Bạn hãy đứng nghiêng một góc là 70 đến 90 độ so với thanh xà. Bước cuối cùng nghiêng một góc là 30 độ nhằm chuyển sang giai đoạn giậm nhảy.

2.3.2. Giai đoạn về giậm nhảy

Chân giậm nhảy sẽ cần phải cách xà là 90 đến 100cm. Đầu gối khuỵu xuống là 140 độ sau đó uống cong đầu gối và dùng lực đẩy cơ thể lên không trung. Sau khi chân lăng được vung lên cao thì tay đánh ra phía trước bạn cần dùng tay ở cùng phía với chân lăng nhằm có được lực đẩy tốt nhất. Bnạ nên uốn lưng rồi quay lưng về phía thanh xà. Chú ý không được để lưng chạm thanh xà.

2.3.3. Giai đoạn tiếp đất

Tư thế tiếp đất vận động viên cần phải điều chỉnh chân rơi vào tư thế sẵn sàng tiếp đất. Lúc này đầu gối của bạn cần phải hơi cong và thân người thẳng.

Kỹ thuật nhảy cao lưng qua xà

Kỹ thuật nhảy cao lưng qua xà

2.4. Kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua

2.4.1. Kỹ thuật về lấy đà

Bạn cần phải đo đà thật chính xác. Khi đã xác định được bước đà khi thực hiện 3 bước cuối bạn cần phải tăng tốc độ chạy. Để có kết quả tốt bạn nên đưa chân về phía sau và giữ thế trụ rồi nâng cơ thể lên. Hãy giữ nguyên tốc độ giậm nhảy. Sau đó bạn thực hiện xong bước thứ nhất chân lăng về phía trước thực hiện bước thứ 2. Cuối cùng bạn đưa chân nhảy và cả hông về trước. Sau đó đặt gót chân xuống đúng vị trí giậm nhảy cho giai đoạn tiếp theo.

2.4.2. Giai đoạn nhảy

Bước cuối cùng của chạy đà chạm đất bằng gót chân và chuyển sang cả hai chân. Lúc này bạn hơi chùng gối để co chân lên khi giậm nhảy. Bạn hãy đạp mạnh để có lực nhảy cao đánh chân lăng và đánh tay từ sau ra trước và khuỷu tay hướng về với 2 bên rồi dừng ở độ cao ngang vai.

2.4.3. Kỹ thuật bay lên trên không

Bạn cần nhanh chóng hạ thấp chân lăng sang bên kia xà thân người thì nghiêng về trước và có thể nâng cao được chân nhảy.

2.4.4. Giai đoạn tiếp đất

Khi đưa được người vượt qua xà thì bạn hãy tiếp đất bằng chân lăng tiếp đến là chân nhảy và khi tiếp đất đầu gối cũng cần phải chùng xuống để giảm được chấn thương.

Kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua

Kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua

3. Những lưu ý khi tập nhảy cao mà bạn nên nắm vững

Trước khi nhảy cao chúng ta cần chuẩn bị giày nhảy cao có đế dày để tăng được độ ổn định khi nhảy. Điều này cũng cho phép bạn giậm nhảy được thoải mái hơn. Bên cạnh đó, đôi giày có gai ở đáy đế cũng sẽ tạo được lực kéo khi tiếp cận bước nhảy. Cấu hình tiêu chuẩn là 6 gai ở đế trước và 4 gai ở gót. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được trang bị những dụng cụ nhảy cao như là cầu nhảy, xà ngang hoặc là ruy băng, thảm hơi và tấm đỡ.

Bên cạnh những trang phục cần có thì bạn cũng cần phải tập luyện nhảy xa chăm chỉ và đúng kỹ thuật để đạt được điểm tối đa.

Hãy khởi động làm nóng cơ thể để khi thực hiện động tác nhảy cao giảm được chấn thương tốt nhất. Nếu trước khi đấu mà bạn bị đau hoặc bị chấn thương tay chân thì không nên tham gia nhảy xa bởi điều này sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn và đồng thời sẽ không đạt được kết quả cao hoặc kết quả như bạn mong muốn.

Những lưu ý khi tập nhảy cao mà bạn nên nắm vững

Những lưu ý khi tập nhảy cao mà bạn nên nắm vững

Trên đây là tổng hợp các kỹ thuật nhảy cao từ căn bản đến nâng cao. Hy vọng với những thông tin hữu ích như trên sẽ giúp bạn có thể có những những trải nghiệm về nhảy xa thật phù hợp và hiệu quả hơn bao giờ hết.

Nếu bạn yêu thích tập luyện và tham gia các bộ môn thể thao, Zoko Sport gợi ý cho bạn các thiết bị thể dục thể thao để có sức khỏe dẻo dai hơn như giàn tập tạ đa năngxe đạp tập thể dục tại nhà để giúp bạn rèn luyện tiện lợi nhất, và sức khỏe sẽ mỗi ngày được nâng cao. 

Bạn đang xem: Tổng hợp các kỹ thuật nhảy cao giúp bạn có thành tích tốt
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo ZOKO SPORT Messenger ZOKO SPORT 0819299966
popup

Số lượng:

Tổng tiền: