DỤNG CỤ THỂ DỤC - THỂ HÌNH - THỂ THAO ZOKO SPORT !

Đạp xe nhiều liệu có tốt?

Đạp xe luôn là hình thức vận động được rất nhiều người áp dụng khi tập luyện thể dục thể thao. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không khỏi thắc mắc đạp xe nhiều liệu có tốt không?

Tác giả: Nguyễn Nhung Ngày đăng: 03/11/2021

Việc vận động quá sức sẽ khiến cơ thể mệt mỏi khó chịu. Và với vấn đề đạp xe nhiều cũng vậy, bạn sẽ cảm thấy giảm hiệu suất đạp xe, cơ thể mệt mỏi dần. Nhiều ý kiến được đưa ra rằng đạp xe nhiều có tốt không? Nếu bạn đang thắc mắc thì bạn nên sắp xếp lại kế hoạch đạp xe và điểu chỉnh lịch trình để duy trì một trạng thái sức khỏe ổn định nhất.

1.    Đạp xe đạp thể thao rất tốt cho sức khỏe

Đạp xe mang lại rất nhiều tác dụng cho sức khỏe. Việc đạp xe không chỉ giúp ích về thể chất mà còn khiến tinh thần của bạn thoải mái, giảm căng thẳng, lo âu. Cụ thể như sau:

-    Đạp xe giúp giảm cân: Việc đạp xe sẽ giúp bạn giảm lượng mỡ trong cơ thể với cường độ cao. Từ đó giúp bạn có thể kiểm soát trọng lượng của cơ thể.Ngoài ra, tác dụng của việc đạp xe cũng cũng sẽ giúp bạn trao đổi chất cho cơ thể. Giúp cơ thể đốt cháy lượng calorie trong khi vận động.

-    Giúp cơ thể săn chắc, khỏe mạnh: Việc đạp xe sẽ phần nào khiến các cơ  tăng trưởng. Hơn nữa, đạp xe cũng giúp cả phần thân dưới của cơ thể bạn được cải thiện. Nhờ đó, tăng cường cơ bắp hai chân, cơ mông cũng như cơ đùi.

-    Cải thiện sức khỏe tinh thần: Nhà nghiên cứu của YMCA cho thấy cuộc sống năng động hơn khi đạp xe. Đó chính là cách để adrenalin và endorphin ra khỏi cơ thể giúp tinh thần bạn phấn chấn và tự tin hơn cả. 

-     Đạp xe giúp phổi khỏe mạnh hơn: Chúng ta sẽ đạp xe bên ngoài và hít thở không khí trời ít khói bụi hơn so với việc ngồi ô tô. Từ đó giúp phổi của bạn khỏe mạnh hơn.

-    Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư: Tác dụng của việc đạp xe làm tăng nhịp tim, giúp máu tuần hoàn khắp cơ thể tốt hơn, đốt cháy lượng calorie dư thừa để bạn giảm cân và khỏe mạnh. Vì thế, đạp xe là một trong những bài tập được NHS (Tổ chức Y tế quốc gia Anh) khuyến nghị là bài tập lành mạnh giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo liên quan đến tim và ung thư.

2.    Đạp xe nhiều liệu có tốt hay không?

Trên thực tế đạp xe nhiều có thể gây hại đối với sức khỏe. Bởi hiện nay có rất nhiều vận động viên đạp xe 30km mỗi ngày hoặc đạp xe 40km một ngày có thể gặp rắc rối trong việc điều chỉnh mức độ tập luyện ở mức vừa phải, từ đó gây ra hội chứng tập luyện quá sức (OTS).

Đạp xe nhiều và quá sức còn gây nên:

-    Chấn thương: Nếu bạn thường xuyên bị chấn thương thể thao trong khoảng vài tháng, hãy ngừng đạp xe ít nhất vài ngày.

-    Chán ăn: Trong quá trình đạp xe, lượng calo sẽ được đốt cháy nhiều. Thông thường, nó kích thích cảm giác đói. Nếu bạn không có cảm giác đói, đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang đạp xe quá sức.

-    Suy giảm hệ miễn dịch: Một trong những dấu hiệu sinh học cho việc đạp xe quá sức là hệ thống miễn dịch bị ức chế.

-    Thay đổi nhịp tim: Theo các nghiên cứu về chứng tập luyện quá sức OTS và thay đổi nhịp tim, nhịp tim tăng cao hoặc hạ thấp trong lúc nghỉ ngơi là dấu hiệu cho thấy cơ thể cần được nghỉ sau quá trình tập luyện quá sức kéo dài.

-    Mất ngủ: Nếu bạn bắt đầu bị mất ngủ, trằn trọc về đêm hoặc thức dậy với cảm giác mệt mỏi hơn cả khi ngủ, đó có thể là dấu hiệu bạn đang đạp xe quá nhiều.

3.    Cách để nhận biết mình có đi xe đạp quá nhiều hay là không?

Hầu hết mọi người sẽ dựa vào những thay đổi sức khỏe để phát hiện bản thân đang đạp xe quá mức như gián đoạn giấc ngủ, thay đổi cảm giác thèm ăn.

Có thể thực sự rất khó để kết thúc quá trình tập luyện nếu bạn đạp xe ít hơn 15 giờ một tuần. Tuy nhiên, điều đó vẫn có thể xảy ra, đặc biệt là nếu bạn đi ra ngoài và rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Bạn cần tránh mắc bẫy “Tôi chỉ có 90 phút để đi xe, vì vậy tốt hơn hết là tôi nên cố gắng hết sức”. Việc tập luyện lặp đi lặp lại sẽ chỉ khiến bạn kiệt sức và chán nản về mặt tinh thần. Để làm cho mọi thứ trở nên thú vị, hãy thêm các khoảng thời gian có độ dài và cường độ khác nhau.

Nếu bạn thực sự đạt đến điểm của OTS, có thể mất một thời gian dài đáng ngạc nhiên để giải quyết vấn đề. Hai hoặc ba tuần nghỉ ngơi hoàn toàn thường là khoảng thời gian tối thiểu bạn sẽ cần để hồi phục. Nếu được đào tạo tập luyện quá mức trong thời gian dài, có khi bạn phải mất tới một năm để thực sự lấy lại tinh thần của mình.

Như vậy bài viết trên đã giúp bạn trả lời rằng việc đạp xe nhiều liệu có tốt không? Hy vọng với những chia sẻ như trên sẽ giúp bạn có thể điều chỉnh lịch trình đạp xe của mình sao cho thật phù hợp và hiệu quả nhất có thể.
 

Bạn đang xem: Đạp xe nhiều liệu có tốt?
Bài trước Bài sau
Zalo ZOKO SPORT Messenger ZOKO SPORT 0819299966
popup

Số lượng:

Tổng tiền: