DỤNG CỤ THỂ DỤC - THỂ HÌNH - THỂ THAO ZOKO SPORT !

Mẹo hay bảo dưỡng xe đạp kéo dài tuổi thọ siêu hiệu quả

Bất kỳ một vật dụng nào khi sử dụng xong chúng ta cũng đều phải bảo quản chúng thật tốt. Với chiếc xe đạp cũng vậy chúng ta phải thường xuyên bảo dưỡng lau chùi thì xe mới bền được. Tuy nhiên không phải ai cũng cũng biết cách bảo dưỡng lau chùi xe đúng cách. Đừng lo lắng mà hãy tham khảo nhanh những mẹo hay hữu ích dưới đây ngay nhé.

Tác giả: Nguyễn Nhung Ngày đăng: 23/11/2021

Chúng ta vẫn thường nghe câu "của bền tại người". Đúng vậy, để một món đồ lâu bền với chúng ta thì bạn nên chăm chút và giữ gìn thật cẩn thận. Và với chiếc xe đạp cũng thế bạn cần bảo dưỡng thường xuyên và vệ sinh hằng ngày để xe có tuổi thọ cao nhất, đi lại an toàn hơn.  Với nhiều người mê xe thì chiếc xe cũng chính là "người bạn đồng hành" trên từng chặng đường và chúng ta cũng cần phải chăm sóc chúng thật tốt. Hãy bảo dưỡng xe ít nhất 6 tháng 1 lần để xe của bạn trông mới hơn, chạy tốt và bền bỉ nhất.

1. Thường xuyên lau chùi để xe đạp thật sạch và khô ráo

Thường xuyên lau chùi xe sạch sẽ và khô ráo sẽ giúp người sử dụng phương tiện an toàn hơn khi lái. Không những thế, đây còn là việc giúp cải thiện tuổi thọ của xe đạp nữa. Tránh được những yếu tố bên ngoài như đất bùn, nước mưa bám lâu ngày ở những góc khuất của xe để xe tránh được tình trạng hoen gỉ.

Lau chùi xe đạp

Bạn nên dùng nước rửa và lau khô xe đạp khi đi mưa hoặc trong những điều kiện thời tiết khô ráo. Nên 1 tuần/lần vệ sinh xe đạp để có thể loại bỏ những vết bẩn bám vào xe. Chú ý đến những bộ chuyển động, dây sên nhằm tránh gây ra tiếng rít trong suốt hành trình mà bạn đạp xe.

2. Kiểm tra bộ phận phanh xe

Phanh xe luôn là điều rất quan trọng để bạn có được lộ trình an toàn khi di chuyển bằng xe đạp. Bởi nếu bố thắng bị mòn quá cũng sẽ làm cho phanh xe có xu hướng ma sát lên phần đầu kim loại của vành bánh xe. Từ đó sẽ xuất hiện những tiếng kêu rít vô cùng khó chịu và làm bánh xe bị hỏng nếu không được khắc phục sớm.

Kiểm tra phanh xe thường xuyên

Chính vì vậy, chúng ta phải thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng bộ phận phanh xe điều chỉnh làm sao để má phanh cqachs đĩa khoảng 2mm những luôn giữ bề mặt tiếp xúc với phanh sạch sẽ không bị dính bất kỳ vết dầu mỡ hay vết sáp nào.

3. Kiểm tra định kỳ dây thắng

Nếu kiểm tra định kỳ dây thắng bạn sẽ hoàn toàn phát hiện mức độ dây thắng bị mòn hay bị đứt sau thời gian sử dụng. Bạn nên tghaos cáp ra khỏi dây thắng xe để kiểm tra sợi cáp bên trong có bị sờn không. Sau đó bạn có thể dùng dầu mỡ để tra vào sợi cáp trước khi lắp sợi cáp vào chỗ cũ.

Kiểm tra định kỳ dây thắng xe đạp

Bên cạnh đó bạn cũng có thể kiểm tra phần vỏ dây có bị xoắn, bị đứt rách hay không nhằm giúp lớp vỏ được bảo vệ tốt những sợi cáp bên trong.

4. Chú ý kiểm tra lốp xe

Kiểm tra lốp xe an toàn

Bảo dưỡng lốp định kỳ cũng như kiểm tra xe độ căng của lốp xe trước khi sừ dụng xe đạp. Nhất là những lốp dành cho xe đạp thể thao. Nên kiểm tra áp suất của xe 1 lần/tuần nhằm tránh gây ra sự biến dạng của vành xe cũng như nan hoa đảm bảo sự an toàn cho bạn khi sử dụng xe đạp.

5. Kiểm tra vành bánh xe

Kiểm tra vành bánh xe đạp

Bên cạnh việc kiểm tra lốp thì bạn cũng nên chú ý kiểm tra vành bánh xe đạp. Nếu vành lốp quá mòng sẽ làm cho vành bánh xe dễ bị cong vênh, mẻ ảnh hưởng đến độ an toàn của bạn trong hành trình đi xe đạp. Bạn nên bóp nhẹ 2 căm xe đạp vào nhau để kiểm tra xe có bị lỏng hay không. Nếu lỏng nên siết chặt phần ốc tại trục xe hoặc thay mới vành xe nếu bạn không khắc phục được.

6. Xử lý tiếng kêu phát ra từ xe

Xử lý tiếng kêu phát ra từ xe đạp

Nếu bạn phát hiện tiếng kêu khó chịu phát ra từ bất kỳ bộ phận nào của xe thì bạn nên tìm ra nguyên nhân để khắc phục. Bởi lúc này sẽ của bạn đang có dấu hiệu bất thường và sẽ làm ảnh hưởng đến độ an toàn của bạn khi đi xe đạp.

7. Không được bỏ qua những vết trầy xước của xe

Không bỏ qua vết trầy xước của xe

Nhiều người vẫn thường hay bỏ qua những vết trầy xước của xe đạp. Tuy nhiên những vết xước này sẽ trở thành nguyên nhân khiến xe bị hoen gỉ nhất là khiến giảm độ chắc chắn của phần khung xe.Do đó, bạn nên xử lý những vết xước này và tránh để nước mưa hoặc yếu tố ngoại cảnh tác động khiến vết trầy trở nên nghiêm trọng hơn.

8. Tháo lắp các bộ phận của xe đúng với vị trí ban đầu

Tháo lắp các bộ phận xe đạp lại từ đầu

Nếu bạn lần đầu tiên tháo lắp bảo dưỡng xe thì bạn nên chụp lại các bước thao tác để có thể nhìn lại tháo lắp bộ phận của xe nhanh hơn và hiệu quả hơn. Không những thế giúp bạn tháo lắp đúng với vị trí ban đầu và tránh ảnh hưởng đến độ an toàn khi sử dụng xe đạp.

9. Nên để xe trong nhà dựng đứng không để nghiêng

Chúng ta nên để xe trong hiên nhà, trong nhà hơn là để xe đạp ngoài trời. Bởi nếu bạn để xe đạp ngoài trời các yếu tố như sương, mưa, nắng sẽ làm cho xe không được bền và bị giảm tuổi thọ nhanh chóng.

Bên cạnh đó, bạn hãy cố gắng giữ cho tay lái của xe đạp song song với sàn dù không dùng đến. Không nên để nghiêng đầu xe đạp và dựa chúng vào tường. Bởi nếu làm vậy xe đạp sẽ bị lệch tâm.

10. Bảo dưỡng xe ở những địa chỉ uy tín

Nếu bạn không thể bảo dưỡng xe ở nhà thì hãy tìm đến những địa chỉ uy tín để bảo dưỡng. Thời gian bảo dưỡng vào khoảng từ 6 tháng - 12 tháng/lần tùy vào tần suất mà bạn sử dụng nữa. Những nơi làm uy tín sẽ giúp bạn phát hiện kịp thời những bộ phận bị hỏng hóc và triểm tra kỹ càng tình hình xe đạp của bạn. Bởi với những người thợ có tâm và kỹ năng  tay nghề cao cũng sẽ giúp xe của bạn được chắc chắn, bền bỉ và hiệu quả nhất có thể.

Nếu bạn là những người yêu xe đạp và đang tìm phương pháp giúp xe mới và bền hơn thì hãy tham khảo nhanh những mẹo hay hữu ích như trên nhé. Chắc chắn với những phương pháp như trên sẽ giúp bạn có thể giúp xe mới và di chuyển dễ dàng nhất có thể.

Bạn đang xem: Mẹo hay bảo dưỡng xe đạp kéo dài tuổi thọ siêu hiệu quả
Bài trước Bài sau
Zalo ZOKO SPORT Messenger ZOKO SPORT 0819299966
popup

Số lượng:

Tổng tiền: