-
- Tổng tiền thanh toán:
Một số chấn thương thường gặp khi tập võ và cách chữa trị
Tác giả: Nguyễn Nhung Ngày đăng: 14/02/2022
Chấn thương là điều dễ gặp phải trong bất kỳ một bộ môn thể thao nào. Đó là điều không ai mong muốn nhưng khi đã vận động mạnh thì bạn cũng cần lưu tâm và tìm ra những cách khắc phục phù hợp nhất. Nếu bạn vẫn chưa thể hiểu hết về những chấn thương thường gặp và cách khắc phục như thế nào thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của ZOKO SPORT nhé.
Một số chấn thương phần mềm thường gặp khi tập luyện võ thuật
Các chấn thương phần mềm chính là điều rất dễ gặp phải khi tập luyện võ thuật. Những chấn thương và cách khắc phục như sau:
- Sưng tụ máu: Máu dồn tại một điểm với một cục u xuất hiện tiếp đó do đứt mạch máu khi tập luyện. Cách để chữa trị đó là bạn nên sử dụng túi chườm đá đồng thời dùng tay ấn vào cục u để làm tan xuất huyết và chặn dòng chảy. Trong một vài trường hợp quan trọng thì bạn cần phải đến phẫu thuật rút máu.
- Xây xát: Là trường hợp sau khi va chạm không thấy có vết thương. Nhưng khi có sự va đập có thể đã khiến đứt đoạn trong tĩnh mạch hay động mạch... Cũng có thể cơ sẽ bị rách và cũng cần phải lưu ý với những chấn thương như thế này.
Cách đề chữa trị: Không xoa bóp cũng không chườm nóng bởi sẽ khiến giãn nở mạch máu cũng như làm tăng xuất huyết. Bạn hãy lau sạch vết thương bằng những chất sát trùng và nếu nghiêm trọng quá thì hãy đến bác sỹ.
- Máu bầm: Đấy là những vết bầm do máu thoát ra tụ dưới da và không sưng, từ màu đỏ đã chuyển sang xanh và cuối cùng là màu vàng, vết bầm sẽ biến mất sau khoảng từ 2 - 3 tuần. Chữa trị thì bạn không nên xoa bóp cũng không nên chườm nóng bởi sẽ gây giãn nở mạch máu và tăng xuất huyết. Bạn hãy lau sạch vết thương bằng chất sát trùng và bảo vệ cẩn thận. Nếu trầm trọng thì hãy đến bác sỹ ngay.
- Chấn động ở vùng bụng: Những chấn thương ở vùng bụng rất có thể sẽ dẫn đến niêm mạc bụng, xuất huyết nội. Hãy đưa đến bệnh viện ngay.
Các chấn thương phần xương khớp khi tập võ và cách khắc phục
- Trật khớp luôn là chấn thương rất dễ gặp đối với những người tập võ. Chỉ cần một động tác không ăn khớp, xương ra khỏi ổ khớp nhưng sẽ trở lại đúng vị trí. Việc này có thể gây ra chấn thương dây chằng. Theo tầm quan trọng của chấn thương ta có thể xếp thành 3 nhóm như: trật khớp cấp 1, trật khớp cấp 2, trật khớp cấp 3. Những trường hợp trật khớp ở cổ chân không nên cho bệnh nhân đi lại. Dù ở mức độ như thế nào thì điều này cũng sẽ khiến nạn nhân bị đau.
- Rã khớp: Đầu xương bị bung ra khỏi ổ khớp gây giãn hoặc rách các dây chằng và chấn thương cho vùng khoang khớp. Sơ cứu: chườm nước đã hoặc gạc ướp lạnh. Băng nhẹ để hỡ trợ khớp, đưa nạn nhân đến bệnh viện.
Chấn thương phần cơ và cách khắc phục
Nếu bị giãn cơ bạn hãy chườm nước đá rồi sau đó thoa nhẹ thuốc bóp thích hợp rồi sử dụng gạc, dấm, nước, hơi nóng. Còn nếu bị căng cơ thì bạn nên chườm đá trong vòng 2 ngày. Không xoa bóp hay nghỉ ngơi và sau 15 ngày bạn có thể xoa bóp cộng với tái tập luyện.
Còn với việc bị rách cơ thì chiếm khoảng 25 - 75% bó sợi. Xuất hiện các vết bầm do các sợi cơ bị đứt nhiều hơn, khớp bị mất độ vững, cảm giác đau thật dữ dội và có thể gây ngất xỉu và hoạt động chức năng của cơ cũng sẽ bị tê liệt hoàn toàn. Hãy chườm đá, tránh xoa bóp cần bác sỹ để thăm khám phù hợp nhất.
Hãy học cách khắc phục những chấn thương không đáng có khi tập võ và đảm bảo cho cơ thể sự khỏe khoắn năn động nhất. Nếu bạn là người mới tập võ chưa có nhiều kinh nghiệm thì hãy tham khảo nhanh những thông tin hữu ích như trên. Chắc chắn với những
thông tin đó bạn sẽ tự có cách khắc phục cho bản thân khi tập võ hơn nữa.