DỤNG CỤ THỂ DỤC - THỂ HÌNH - THỂ THAO ZOKO SPORT !

Những điều cần biết để đi xe đạp không mỏi chân

Đi xe đạp nhiều chắc chắn bạn sẽ bị mỏi chân khiến cho đời sống sinh hoạt cũng như tập luyện kém hiệu quả. Đừng lo lắng hãy tham khảo nhanh những điều cần biết khi đạp xe dưới đây để chân không bị mỏi.

Tác giả: Nguyễn Nhung Ngày đăng: 23/11/2021

Đạp xe không đúng cách hoặc quá sức dễ khiến bạn bị mỏi chân cũng như đau nhức các cơ. Việc đau nhức mỏi cơ là dấu hiệu để chúng được nghỉ ngơi và phục hồi. Để tình trạng này không xảy ra thường xuyên bạn cần trau dồi cho bản thân những điều cần biết để đi xe đạp không mỏi chân. Có như vậy mới không ảnh hưởng đến cuộc sống của riêng bạn được.

1. Chọn loại xe phù hợp

Hiện nay, trên thị trường có bán cực kì đa dạng các dòng xe đạp, từ xe đạp nữ, xe đạp thể thao, xe đạp địa hình,... Hãy chắc chắn chọn một chiếc xe phù hợp với vóc dáng cũng như chiều cao của bản thân để có thể đạp xe một cách thoải mái nhất.

2. Ngồi đúng tư thế

Ngồi đạp xe đúng tư thế

Bên cạnh việc điều chỉnh yên xe hợp lý thì bạn cũng cần phải ngồi đúng tư thế bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hông, lưng, mông. Các tư thế sai cũng sẽ dẫn đến việc cong vẹo cột sống, đau hông, đau lưng và khiến chân mỏi khi đạp xe trong  thời gian dài.  Ban nên giữ tư thế lưng thẳng từ vai đến hông khi đi xe đạp. Bạn hãy nhớ thả lỏng vai và giữ với một tư thế thoải mái nhất. Hơn nữa, khuỷu tay cũng phải hơi cong sẽ được hỗ trợ bạn giảm được áp lực ở cổ tay.

3. Duy trì nhịp thở đều khi đạp xe

Tập luyện thể dục thể thao bằng xe đạp còn có tác dụng điều hòa nhịp tim và phổi.Tập luyện để giữ một nhịp thở đều nhịp nhàng cũng sẽ giúp bạn bổ sung đầy đủ oxy cần thiết cho quá trình trao đổi chất. Bên cạnh đó hít thở bằng bụng thay vì dùng ngực cũng sẽ giúp bạn không bị đau dạ dày.

Duy trì nhịp thở đều đặn khi đạp xe

Kết hợp hít thở đều đặn khi đạp xe, hít vào rồi thở ra từ từ theo nhịp. Khi mới tập luyện bạn cũng có thể bắt đầu với một quãng đường ngắn và tăng dần cường độ để có thể duy trì một nhịp thở đều hơn đạp xe.

4. Đạp xe bằng lòng bàn chân

Đạp xe bằng lòng bàn chân

Lòng bàn chân của chúng ta có nhiều huyệt đạo . Do đó, khi đạp xe bằng lòng bàn chân cũng sẽ giúp chân cũng sẽ giúp bạn xoa bóp huyệt đạo, giảm mỏi chân hiệu quả khi chạy xe đường dài. Bạn nên đặt bàn chân chính giữa lòng bàn chân kết hợp nhịp nhàng với việc nâng lên và hạ xuống. Bạn nên chú ý không nên dùng lực chân mạnh quá nhiều vì dễ khiến chân bị mỏi và đau hơn.

5. Không nên luyện tập đạp xe quá sức

Thiết lập chế độ tập luyện kết hợp với việc nghỉ ngơi hợp lý. Việc tập luyện quá sức cũng dễ khiến tim đập nhanh, gây khó thở và sẽ dần đến ngất xỉu. Ngoài ra, việc tập luyện quá sức cũng sẽ khiến cho các nhóm cơ trở nên đau nhức dữ dội cũng như dẫn đến chân thương nghiêm trọng.

Không nên tập luyện quá sức

Khi vừa mới bắt đầu bạn nên đạp xe thật chậm để làm nóng cơ chân. Bạn chỉ nên tập khoảng 30 phút một ngày để nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt mỏi. Một khi bạn cảm thấy quen dần thì bạn có thể tăng thời gian lên khoảng 1 giờ hoặc tùy vào sức khỏe hiện có của mỗi người.

Xem thêm >>  Top giàn Tạ Đa Năng Tập Tại Nhà Hãng Giá Cực Rẻ

6. Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp

Khi tập luyện với xe đạp bạn cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý trước và sau khi đạp xe. Bổ sung các loại thức ăn có chứa protein và carbohydrat cần thiết đối với sức khỏe nói chung. Bên cạnh đó, trước khi luyện tập từ 2 - 4 giờ bạn cũng nên tránh các loại thức ăn khó tiêu như là các món ăn chế biến sẵn, chiên xào nhiều dầu mỡ, kem hoặc các loại thức ăn cay nóng.

Điều chỉnh một chế độ ăn phù hợp khi đạp xe

Bạn nên chuẩn bị các loại món ăn nhẹ như bánh trái cây hoặc những món ăn tráng miệng có thể tiêu hóa nhanh mà không ảnh hưởng đến quá trình tập luyện của bạn. Bên cạnh đó, sau mỗi buổi tập luyện bạn cũng nên bổ sung những bữa ăn có chứa cả vitamin, protein, carbohydrate từ những thực phẩm như là sữa chua, bơ đậu phộng, trái cây để tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung nước cần thiết cho cơ thể. Nên uống một lượng nước vừa phải để tránh gây khó chịu hoặc xóc hông.

1. Điều chỉnh phần yên xe thật phù hợp với tư thế đạp xe

Điều chỉnh yên xe phù hợp khi đạp xe

Yên xe có ảnh hưởng rất nhiều đến việc đau mỏi chân, đau lưng, đau vai và các nhóm cơ. Chính vì vậy, bạn cần phải điều chỉnh yên xe đạp thật phù hợp với tư thế. Nên điều chỉnh độ cao của yên xe sao cho chân đặt trên bàn đạp ở điểm thấp nhất, phần đùi và bắp chân tạo góc khoảng 150 - 160 độ. Nếu chân quá cong hoặc phải duỗi quá thẳng thì sẽ khiến các cơ chân rất nhanh mỏi.

Trên đây là những điều mà bạn cần biết khi đạp xe để đi xe đạp không mỏi chân và thậm chí các cơ cũng có thể hoạt động bình thường. Hãy chắc chắn việc đạp xe sẽ không ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn cũng như giúp bạn có thể vận động tập luyện phù hợp với cơ thể cũng như cơ thể khỏe mạnh nhất.

Bạn đang xem: Những điều cần biết để đi xe đạp không mỏi chân
Bài trước Bài sau
Zalo ZOKO SPORT Messenger ZOKO SPORT 0819299966
popup

Số lượng:

Tổng tiền: