-
- Tổng tiền thanh toán:
Vén màn bí mật về việc tập tạ có lùn không?
Tác giả: Nguyễn Nhung Ngày đăng: 19/04/2022
Rất nhiều người luôn thắc mắc rằng tập tạ có lùn không? Bởi đây đã được xem là quan niệm trong tiềm thức của mỗi con người. Nhất là với những phụ huynh có ý định cho con rèn luyện sức khỏe bằng hình thức tập tạ. Vậy, liệu tập tạ có bị lùn như đồn đoán không? Hãy cùng Zoko Sport vén màn bí mật trong bài viết dưới đây nhé.
1. "Tập tạ bị lùn" là quan niệm được xuất phát từ đâu?
Lời đồn tập tạ bị lùn được xuất phát từ Nhật Bản. Vào những năm 1964 nhóm các nhà nghiên cứu thấy rằng trẻ em khi lao động nặng nhọc luôn có vóc dáng thấp, nhỏ bé và hầu như chiều cao không phát triển. Và vấn đề này được lý giải là khi ở độ tuổi dậy thì nhưng lại bị lao động nặng nhọc quá mức. Chính vì vậy, đó chính là lý do các lớp sụn tiếp hợp kết thúc trong khi phát triển.
Quan niệm tập tạ bị lùn xuất phát từ đâu
Và một nguyên nhân khác không được nhắc đến đó chính là trẻ em Nhật lúc này bị thấp còi và suy dinh dưỡng. Và chính nguyên nhân này mới là điều khiến cho trẻ em bị thấp còi hay là chậm lớn chứ không phải là do lao động nặng nhọc hay là mang vác.
2. Theo góc nhìn khoa hoc tập tạ có lùn không?
Theo các nghiên cứu của khoa học thì khoảng từ 60 - 80% chiều cao của con người là phụ thuộc vào gen di truyền. Còn từ khoảng 20 - 40% phụ thuộc vào môi trường sống như là: dinh dưỡng, thói quen ngủ nghỉ, tập luyện thể dục thể thao... Ngoài ra, theo góc nhìn khoa học thì giới tính cũng ảnh hưởng đến chiều cao. Thông thường nam giới trưởng thành sẽ cao hơn so với nữ giới khoảng 13cm nhưng thời gian phát triển cũng kéo dài hơn.
Một lý giải nữa đó là: chiều cao của cơ thể là bởi sự phát triển của sụn tiếp hợp (sụn giữa đầu xương). Rèn luyện thể lực cũng sẽ giúp cho phần xương sụn được kéo dài ra. Cũng từ đó việc tiếp tục hình thành các lớp sụn tiếp hợp mới hơn. Những lớp sụn sau khi đã tiếp hợp phát triển càng nhiều thì phần xương lại càng dài và chiều cao cũng từ đó càng lý tưởng hơn.
Tập tạ không bị lùn nếu tập đúng cách
Khi tập luyện cũng sẽ giúp cho cơ thể săn chắc và cơ bắp kéo dài. Hơn nữa, tăng sinh sản nội tiết tố và các hormone Testosterone nhằm thúc đẩy sự hình cũng như phát triển của hệ xương và cơ bắp. Với những người trưởng thành thì cấu trúc xương đã qua giai đoạn phát triển và chiều dài của xương cũng bị dừng lại ở một điểm cố định và việc kéo dài xương là không thể và lùn lại thì lại càng không. Trừ việc đi phẫu thuật, cắt ngắn xương giảm chiều cao thì chắc chắn việc tập tạ không thể nào bị lùn đi được.
Và chúng ta có thể nói rằng tập thể hình hay tập tạ không thể bị lùn nếu tập luyện đúng cách. Còn với trẻ nhỏ mà tập luyện không đúng cách, không đúng phương pháp, chế độ dinh dưỡng không phù hợp thì cũng bị ảnh hưởng chiều cao.
Xem thêm >> Tìm hiểu về chiều cao cân nặng chuẩn của nam hiện nay
3. Cách tập tạ hiệu quả để không bị lùn
Nếu tập luyện không đúng cách sẽ bị ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao đối với trẻ nhỏ. Chính vì vậy, chúng ta cần phải có những cách tập tạ đúng cách để không bị lùn cực hiệu quả như sau:
3.1. Độ tuổi phù hợp khi tập tạ
Ở nam giới phát triển chiều cao tối đa lên tới 25 tuổi. Còn nữ giới tối đa 23 tuổi. Nhiều nghiên cứu ở Việt Nam thì độ tuổi từ 17 tuổi các bậc phụ huynh mới có kế hoạch cho con tạp thể hình và lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng như là xà đơn, xà kép, lunges...
Độ tuổi phù hợp khi tập tạ
Với độ tuổi này thì bạn cũng có thể tham gia những bộ môn thể thao như là: bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền... và nên tập luyện vào những buổi chiều tối nhằm kích thích xương phát triển nhanh nhất. Với độ tuổi trên 25 tuổi thì chúng ta nên tập tạ. Chúng ta nên ưu tiên chọn những bài tập tạ nằm trước. Sau đó chọn những bài tập thể hình phù hợp với trọng lượng của cơ thể. Bạn nên gánh tạ đúng cách, không nên gánh tạ quá nặng.
3.2. Tập tạ đúng kỹ thuật
Hãy duy trì cho bản thân một cách tập tạ đúng cách và cách tập tạ đúng cách nhất có thể. Bạn có thể tham khảo cách tập tạ đúng cách như sau:
- Hãy khởi động trước khi tập luyện
- Khi tập tạ cùng với giàn tập tập tạ đa năng, bạn nên nằm trên ghế tập, gồng cơ bụng để lưng dưới không bị cong lên trước. Tư thế nằm trên ghế tạ là vuông góc, bạn chỉ nên đặt một phần đầu cùng phần vai lên ghế.
- Gánh tạ đòn nên chọn trọng lượng thật phù hợp với khả năng của cơ thể. Hơn nữa, vị tró của thanh đòn tạ không được nằm phần cơ vai sau, làm ảnh hưởng xấu đến cổ.
- Khi gánh tạ bạn nên giữ lưng thẳng, bụng giữ chặt và giúp xương sống thẳng và khỏe hơn.
- Đòn tạ cân bằng, các dộng tác xoay tạ
- Sau khi bạn nâng tạ có thể bơi hoặc là có thể dành khoảng từ 5 đến 10 phút để đu xà cách này rất hiệu quả giúp xương khớp được duỗi thẳng và giảm ngay cơn mệt sau khi bị nén.
Tập tạ đúng kỹ thuật không bị lùn
3.3. Không nên tập tạ vào buổi sáng
Một điều mà bạn nên chú ý đó chính là tập tạ không được tập vào buổi sáng sớm. Mà thay vào đó bạn nên tập luyện vào buổi chiều tối. Lúc chúng ta đi ngủ vào buổi tối chính là lúc cơ thể được phục hồi thể lực, xương, cơ không chịu tác động của lực.
Không nên tập tạ vào buổi sáng
Và lúc này hệ xương khớp cũng nên được nghỉ ngơi, phát triển chiều cao. Sáng sớm cũng là thời điểm mới ngủ dậy cơ thể cũng chưa được nạp năng lượng sau giấc ngủ. Thay vào đó chúng ta sẽ tập những bài tập lên xà, hít xà nhẹ.
Xem thêm >> Chi tiết phương pháp tập gym giảm cân hiệu quả cho người mới
3.4. Bổ sung chế độ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
Những bài tập tạ sẽ khiến cho cơ thể bị mất nhiều năng lượng. Chính vì vậy, bạn cần phải lên một thực đơn đầy đủ dưỡng chất cần thiết nhất cho cơ thể. Hơn nữa, bạn cũng nên ngủ nghỉ hợp lý, tránh thức đêm và nên đủ đủ 8 tiếng cho một ngày.
Bổ sung chế độ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
Trên đây là những lý giải vén màn bí mật về việc tập tạ có lùn không? Nếu bạn đã thực sự muốn tập tạ thì hãy bắt đầu với hành trình tập luyện đúng cách cũng như đảm bảo có được thân hình như mình mong muốn nhất nhé.